Bác sỹ nhi khoa tốt là người biết giao tiếp với bệnh nhi
Sàng lọc sớm để cứu sống trẻ bị bệnh tim bẩm sinh
Trẻ nhiễm khuẩn hô hấp: Nên điều trị theo triệu chứng
Việt Nam – Hoa Kỳ: Trao đổi kinh nghiệm khám, chữa bệnh nhi
Lần đầu tiên Việt Nam ghép tim thành công từ người lớn sang bệnh nhi nhỏ tuổi
Một số kinh nghiệm sau sẽ giúp cha mẹ chọn được bác sỹ nhi tốt, phù hợp cho con:
Bác sỹ không lạm dụng thuốc kháng sinh
Kháng sinh là những chất được sử dụng để điều trị các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn, không có tác dụng tiêu diệt virus. Tuy nhiên, nhiều bác sỹ có xu hướng kê kháng sinh cho trẻ để trẻ mau hết bệnh, mà không thực sự tìm hiểu xem nguyên nhân đau ốm của bé là do đâu. Điều này vô tình khiến bé bị nhờn thuốc, khiến việc điều trị trở nên khó khăn hơn.
Một bác sỹ tốt sẽ kê kháng sinh đúng liều, đúng bệnh, không lạm dụng kháng sinh khi điều trị cho trẻ.
Bác sỹ tốt sẽ chỉ kê kháng sinh đúng liều, đúng bệnh
Bác sỹ yêu quý trẻ con
Bác sỹ biết giao tiếp với bệnh nhi sẽ có thể được trẻ yêu quý, tin tưởng. Một khi đã có được sự tin tưởng từ trẻ, việc khám chữa bệnh cũng trở nên đơn giản, dễ dàng hơn cho cả trẻ và bác sỹ, do trẻ không (hoặc ít) khóc, quấy khi tiêm, lấy máu… và thăm khám bệnh.
PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng – Nguyên Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai cho biết: “Bác sỹ muốn tìm nguyên nhân gây bệnh nhưng không giao tiếp tốt, không biết cách hỏi, nói chuyện với bệnh nhi, không biết cách gợi ý cho bé nói… thì không bao giờ tìm được nguyên nhân gây bệnh”.
Bác sỹ nhi hay tươi cười sẽ khiến bé đỡ sợ, ít lo lắng hơn
Tốt hơn hết, mẹ nên quan sát cách bác sỹ giao tiếp với con khi khám bệnh. Bác sỹ dịu dàng, ân cần, nhẹ nhàng, biết cách đùa cho con an tâm… sẽ là bác sỹ nhi khoa tốt.
Bác sỹ biết chú ý tới người nhà bệnh nhi
Người Việt có xu hướng sống rất tình cảm, “một trẻ đi khám là cả nhà đi khám” theo lời PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng. Chính vì vậy, bác sỹ nhi khoa tốt ngoài biết cách nói chuyện với trẻ còn cần phải quan tâm tới cả người nhà bệnh nhi.
Bác sỹ tốt cũng nên biết cách lắng nghe người nhà bệnh nhi. Đặc biệt, với các bệnh nhi còn quá nhỏ, chưa biết nói, cha mẹ sẽ là đơn vị trung gian giúp bác sỹ thăm khám, tìm ra bệnh và cách điều trị tốt nhất cho bé.
Chưa kể, các bệnh nhi còn nhỏ có thể chưa thể tự chăm sóc bản thân. Cha mẹ chính là những người trực tiếp cầm đơn của bác sỹ, cho con uống thuốc, chăm sóc cho trẻ. Chính vì vậy, hãy chọn các bác sỹ biết trao đổi và không ngại trao đổi với người nhà bệnh nhân.
Bác sỹ tốt sẽ chủ động hỏi thăm cha mẹ về tình trạng, thói quen của trẻ, đưa ra tư vấn về các loại thuốc điều trị cũng như cách chăm sóc bé. Điều này có thể giúp làm giảm cảm giác căng thẳng của phụ huynh, giúp việc điều trị cho trẻ trở nên thuận lợi hơn nhiều.
Bình luận của bạn